Mô-đun giao tiếp Ethernet công nghiệp Của Siemens
Mạng Ethernet công nghiệp đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng, dần dần thay thế các phương tiện truyền thông mạng khác. Nhận thấy những lợi ích của Ethernet trong công việc nâng cao hiệu quả sản xuất, các doanh nghiệp đang dần chú ý nhiều hơn đến mạng Ethernet. Tuy nhiên cũng có những khác biệt giữa Ethernet so với các mạng truyền thống khác. Sau đây, hãy cùng QTCo tìm hiểu những đặc điểm của mạng Ethernet công nghiệp này để chúng ta có có nhìn rõ ràng hơn.
Mục lục
Ethernet công nghiệp là gì?
Ethernet là công nghệ mạng cục bộ kết nối các thiết bị mạng như máy tính, máy in, laptop,… giúp các thiết bị đó có thể kết nối Internet và truyền dữ liệu sang các thiết bị khác. Sản phẩm thường được sử dụng rộng rãi, đa dạng ở khắp nơi, như công ty, văn phòng, trường học, bệnh viện,…vì tốc độ truyền nhanh và tính bảo mật cao.
Ethernet công nghiệp là một bước phát triển phức tạp hơn của Ethernet. Nó phục vụ cho cấp quản lý và cấp phân xưởng để thực hiện truyền thông giữa máy tính và các hệ thống tự động hoá. Mạng Ethernet phục vụ cho việc trao đổi một lượng thông tin lớn, truyền thông trên một phạm vi rộng. Thời gian gần đây, mạng Ethernet đã vượt qua các kiến trúc mạng truyền thống để trở thành cách thức kết nối được ưa chuộng hàng đầu trong các phân xưởng, nhà máy trên toàn thế giới.
=>> Tìm hiểu thêm: Công nghiệp Siemens thế giới tự động hóa
Các giao thức chính trong Ethernet công nghiệp
Modbus TCP/IP
Transmission Control / Protocol and Internet Protocol hay còn được gọi tắt Modbus TCP/IP là giao thức Ethernet công nghiệp được ra mắt đầu tiên giúp truyền dữ liệu rời rạc giữa các thiết bị điều khiển bằng cách sử dụng giao tiếp master-slave đơn giản. Modbus TCP/IP được xem là một biến thể của Modbus được phát triển để giám sát và điều khiển các thiết bị tự động.
EtherCAT
Công nghệ tự động hóa điều khiển Ethernet được gọi tắt là EtherCAT là một giao thức công nghệ hoá tự động điều khiển cung cấp sức mạnh và tính linh hoạt cho hệ thống tự động hóa công nghiệp. Được ra mắt vào năm 2003, EtherCAT cung cấp phương thức giao tiếp thời gian thực bằng cách sử dụng cấu hình chủ / tớ. Điểm nổi bật của EtherCAT là khả năng chỉ trích xuất thông tin liên quan mà họ cần từ những gói dữ liệu, sau đó chèn dữ liệu vào khung khi nó truyền xuống.
EtherNet/IP
Giao thức công nghiệp Ethernet được gọi tắt EtherNet/IP là giao thức được giới thiệu vào năm 2000 và đã trở thành một trong những giao thức Ethernet công nghiệp ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất. Nhờ việc sử dụng các lớp vật lý, dữ liệu, liên kết, khả năng truyền tải Ethernet và sử dụng các thiết bị chuyển mạch hợp lý nên EtherNet/IP có thể hỗ trợ số lượng nút không giới hạn.
PROFINET
Process Field Net được viết tắt là PROFINET, là một giao thức dùng để trao đổi dữ liệu giữa bộ điều khiển và thiết bị. Với giao thức này, các thiết bị có thể được thay đổi linh hoạt từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác mà không cần sự điều khiển hay tương tác khác từ người dùng.
Ứng dụng của mạng Ethernet công nghiệp
- Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị trong công nghiệp: Nhờ có Ethernet mà nhiều thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau.
- Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, tiết kiệm chi phí: Nhờ cấu trúc đơn giản, việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhiều loại cáp truyền được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kể cho nguyên vật liệu và công lắp đặt.
- Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Nhờ mạng Ethernet công nghiệp, thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, đặc biệt các thiết bị nối mạng còn có khả năng tự phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có giúp nâng cao độ chính xác của thông tin.
- Nâng cao độ linh hoạt của hệ thống: Ethernet tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị của nhiều hãng khác nhau. Từ đó, việc thay thế các thiết bị hoặc nâng cấp chức năng của hệ thống cũng diễn ra dễ dàng hơn nhiều.
- Đơn giản hóa chẩn đoán, định vị lỗi hoặc sự cố của các thiết bị: Với một đường truyền duy nhất, các thiết bị hoạt động có thể tự tích hợp khả năng tự chuẩn đoán của các nguy cơ có thể xảy ra khi hoạt động, hoặc có thể nhanh chóng phát hiện, định vị những nguy cơ nhỏ nhất của thiết bị. Đồng thời, các trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh giới lẫn nhau giúp máy chủ nhanh chóng phát hiện lỗi và sửa chữa.
=>> Khám phá: Giải pháp tự động hóa điều khiển của Siemens
Lời kết
Trên đây là những thông tin về mạng Ethernet công nghiệp, hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Để tìm mua các sản phẩm công nghệ cao phục vụ trong quá trình sản xuất, chúng ta nên tìm đến những đại lý chất lượng và uy tín cao. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng là đại lý uy tín cung cấp và lắp đặt mạng Ethernet công nghiệp tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu hay đơn giản các bạn có những thắc mắc về sản phẩm hãy lên vệ với chúng tôi qua hotline (028) 71 097 868 để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!